4 LÝ DO KHIẾN DOANH NGHIỆP VIỆT ÁP DỤNG KPI THẤT BẠI
“Công ty chúng tôi áp dụng hệ thống KPI”, “Năm nay, công ty chúng ta sẽ bắt đầu áp dụng hệ thống KPI để phát triển lớn mạnh hơn”… Đến với doanh nghiệp nào, ta cũng nghe nhắc đến KPI. Vài năm trở lại đây, KPI đã phát triển rầm rộ tại Việt Nam. Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp Việt đã tự xây dựng hoặc thuê tư vấn bên ngoài để xây dựng KPI vận hành, nhưng số doanh nghiệp thành công khi áp dụng thì lại rất ít. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc thất bại này ?
Không hiểu rõ công dụng của KPI
Khi đề cập đến hệ thống KPI, hầu hết các doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần: KPI là công cụ đánh giá, giúp xác lập và đo lường kết quả thực hiện của nhân viên vào cuối kì. Trong khi, bản chất một KPI đạt chuẩn là một công cụ quản trị chiến lược từ việc: xác định mục tiêu – theo dõi quá trình thực hiện – cảnh báo hiệu suất để cải tiến – điều chỉnh mục tiêu kịp thời cho phù hợp. Do đó, nếu hiểu KPI chỉ đơn thuần là công cụ để đo lường kết quả thực hiện của nhân viên thì không khai phá hết công dụng của KPI, và xem như thất bại.
Áp dụng một cách cứng nhắc
Phần lớn các doanh nghiệp thường áp dụng chỉ số KPI theo mẫu có sẵn, thường là tham khảo những hệ thống KPI thành công từ những Công ty trước, hoặc mua dữ liệu báo cáo về KPI của các tổ chức nghiên cứu. Và cứ thế áp vào Doanh nghiệp của mình, hoặc thấy “nhà” này có KPI mới cũng bắt chước thêm vào của mình cho “bằng bạn, bằng bè”. Trong khi đó, mỗi Doanh nghiệp đều có một đặc thù riêng và một mục tiêu, chiến lược riêng, nên không thể có KPI nào giống với KPI nào. Lỗi này một phần cũng đến từ việc Doanh nghiệp chọn đơn vị tư vấn độc lập thiếu năng lực, họ chỉ bê y nguyên các hệ thống mẫu thông dụng vào áp dụng mà không hề có bước khảo sát bên trong Doanh nghiệp. Do đó, việc chọn một đơn vị tư vấn cũng đòi hỏi Doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ lưỡng, đồng thời cá nhân phụ trách trong dự án xây dựng KPI cũng phải có kiến thức thật vững mới biết được đâu là đúng – đâu là sai.
Không có sự nhất quán từ cấp lãnh đạo
Yếu tố quan trọng để một dự án KPI thành công đó chính là cấp lãnh đạo. Người chịu trách nhiệm trong quá trình triển khai không phải là cấp lãnh đạo, họ không tham gia để hiểu đúng các yêu cầu xây dựng hệ thống, nên thiếu quyết đoán, quyết tâm không cao, phó mặc cho cấp dưới và thường là GĐ Nhân Sự. Dẫn đến không đi sâu vào việc triển khai, tệ hơn nữa là không tin vào hệ thống và thường chất vấn, cản trở quá trình làm việc. Trên thực tế, người lãnh đạo phải có quan điểm quản trị rõ ràng, và thấu hiểu tổ chức một cách đủ sâu, đủ rộng, đồng thời phải nhận thức được tầm quan trọng của KPI và xây dựng KPI là để làm gì? Để đi sâu sát với dự án và đưa ra những quyết định đúng đắn!
Các quản lý Phòng Ban không hợp tác
Cũng do sự không tham gia của nhà lãnh đạo, họ không biết được đội ngũ triển khai không có khả năng tạo động lực, không thể giúp từng cá nhân nhận thức đúng về KPI. Khi các phòng ban, các nhân viên hiểu sai về vai trò của KPI, họ sẽ xem đó là công cụ để giám sát mình chứ không phải là công cụ giúp mình cải tiến công việc trong quá trình làm việc. Dẫn đến khó chịu, bất mãn trong công việc, làm chậm tiến độ, làm việc không hiệu quả. Lý do khác có thể kể đến là khi xây dựng mục tiêu, đội ngũ triển khai thiếu những văn bản hướng dẫn hoặc không đủ năng lực để khích lệ nhân viên cùng thực hiện.
Hiện nay, trên thị trường tư vấn rất ít đơn vị có khả năng tư vấn chuyên nghiệp, có được những hướng giải pháp phù hợp. Vì hầu hết các đơn vị quá chú trọng đến lợi nhuận, chỉ biết triển khai và triển khai mà không có sự nghiên cứu.
Với hơn 18 năm kinh nghiệm tư vấn, đào tạo chuyên sâu về KPI, đồng thời liên kết với những tổ chức Nhân sự uy tin trên Quốc tế, BCC có những quy trình xây dựng KPI bài bản, đúng chuẩn hoàn toàn dựa vào tình hình thực tế của Doanh nghiệp mà đưa ra giải pháp. Tham khảo thêm dịch vụ tư vấn KPI tại:https://www.bcc.com.vn/blogs/gioi-thieu-ve-bcc/tu-van-quan-tri-nhan-su-cho-doanh-nghiep
Để được tư vấn và nắm vững kiến thức về hệ thống KPI chuẩn Quốc tế , mời bạn tham khảo: https://event.bcc.com.vn/