5 ẢO TƯỞNG CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG

Sau khi đăng tin tuyển dụng, chọn lọc ra được các ứng viên có CV “đẹp” thì tiếp theo là cuộc “chạm mặt” đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.

Nếu như ở khâu đăng tin tuyển dụng có 5 lỗi cần tránh thì ở khâu gặp mặt này cũng có 5 ảo tưởng mà nhà tuyển dụng cần tránh. Đó là:

 

1. Ai có tính cách gần giống “mình” là phù hợp nhất

Bạn là một người cấp trên có khả năng, trình độ và tìm người có điểm tương đồng là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ tuyệt vời. Do đó, nếu bạn tuyển những cấp dưới giống mình, bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi làm việc cùng nhau và hiệu suất sẽ tăng cao. Đây là một sự “ảo tưởng sức mạnh” sinh ra từ bản ngã lành mạnh. Trong khi một số ứng viên giống bạn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tập thể, nhưng sự thật là bạn cũng cần một số người khác bạn. Bạn cần một người thử thách mình, có những ý kiến phản biện và cách nhìn khác nếu bạn muốn tiếp tục phát triển.

Khi bạn chọn một người giống bạn, bạn đã vô tình tự biến mình thành chiếc gương để người nào soi vào giống với bạn nhất là người đó ổn. Và cả phòng ban của bạn hay công ty của bạn sẽ chỉ có 1 màu là bạn, vậy thì có gì thú vị nữa không nhỉ?

 

2. Quá trình phỏng vấn chỉ là đường 1 chiều

Bạn có nghĩ quá trình vấn là đường 1 chiều?
Nhiều nhà tuyển dụng xem phỏng vấn là quá trình một chiều: chỉ cần tìm hiểu ứng viên càng nhiều càng tốt, cố gắng khai thác tối đa mọi thứ và đánh giá liệu ứng viên có phù hợp với vị trí hay không.

Tuy nhiên, ứng viên cũng cần xem xét công ty của bạn có phù hợp với họ hay không - họ thậm chí có thể giúp tiết kiệm công sức và thời gian của bạn bằng cách tự lọc mình ra khỏi “cuộc đua” tuyển dụng. Vì vậy, hãy khuyến khích các ứng viên của bạn đặt nhiều câu hỏi và duy trì sự minh bạch nhất có thể trong các cuộc phỏng vấn.    

 

3. “Chúng ta cùng thích kem”

Tôi gọi cái ảo tưởng này bằng 1 câu nói như thế thôi, chứ nói rõ ra thì nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có cùng sở thích với mình, hay có cùng đặc điểm gì đó chung.

Ví dụ:  Chúng ta cùng thích chó, chúng ta cùng là dân Đà Nẵng, chúng ta đều là học sinh trường Ngoại Thương, chúng ta cùng thích kem,...

Đây có thể là cách mà nhà tuyển dụng khi thấy người tài mà mình tìm kiếm đây rồi, và cho họ thấy sự thân thiện cũng như những điểm chung để họ bị ấn tượng. Nhưng nó thật “sai” nếu như chỉ xét vào những điểm chung này để ưu tiên hơn. Bởi vì không phải ai thích chó thì cũng làm việc tốt như bạn, không phải ai là sinh viên trường Ngoại Thương cũng là làm việc ok hết, cũng không phải ai là con dân Đà Nẵng thì đều tài giỏi,...

Đặt vị trí công việc và sự phù hợp lên trên hết bạn nhé! Vì bạn đang tuyển người tài cho 1 công ty, chứ bạn không đang tuyển 1 thành viên cho hội yêu chó hay hội đồng hương.

 

4. Số năm kinh nghiệm phản ánh chất lượng

Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm đồng nghĩa với mức độ tín nhiệm, bởi bạn càng làm việc lâu trong một lĩnh vực nhất định, bạn càng có nhiều kỹ năng và khả năng chuyên môn cao hơn.

Tuy nhiên, trải nghiệm không được đo bằng năm tháng và không phải là tất cả, vì vậy hãy cố gắng không quá “dựa dẫm” vào thông tin này. Bởi thứ nhất, không phải tất cả trải nghiệm đều như nhau - một ứng viên giỏi có kinh nghiệm một năm có thể tốt hơn người chểnh mảng với 5 năm kinh nghiệm. Thứ hai, ứng viên có thể có tài năng, kỹ năng và điểm đặc biệt mà không có trải nghiệm nào có thể tạo ra được.

 

5. “Đẹp là được”

Tôi không thể phủ nhận “đẹp” là một lợi thế trong xã hội chú trọng thẩm mỹ ngày nay. Ứng viên đẹp là 1 lợi thế, vì chỉ cần nhìn vào thì nhà tuyển đã cảm thấy mãn nhãn và ấn tượng. Tuy nhiên, thích hợp vẫn luôn là yếu tố hàng đầu để quyết định. Nếu bạn chỉ tuyển lễ tân thì đẹp đúng là yếu tố tiên quyết, nhưng với các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì đẹp chỉ là yếu tố phụ thôi.

Vì vậy, hãy xem xét cái đẹp đó có thật sự phù hợp không. Nếu đẹp mà phù hợp là hoàn mỹ, chắc chắn đem lại hiệu quả. Nhưng nếu cái đẹp đó không phù hợp thì hỏng, không đem lại được gì cả.

Là nhà tuyển dụng, hãy nhìn vào tính chất công việc cần tuyển để lựa chọn người phù hợp, chứ đừng để sự mãn nhãn là mờ đi tâm trí!

 

 

Bên trên là 5 Ảo tưởng của nhà tuyển dụng, bạn có đang mắc phải bất kỳ ảo tưởng nào như trên không? Nếu có thì hãy điều chỉnh lại cho phù hợp nhé!

------------------------------------------------------------------------------

Môn học “Tuyển Dụng”  trong khóa học “Nghề Nhân Sự” do BCC tổ chức đào tạo sẽ giúp được bạn rất nhiều trong quá trình tuyển dụng đấy!

Nếu bạn còn chưa tự tin vào công việc tuyển dụng của mình, thì đừng ngần ngại tham gia nhé!

Tham khảo chi tiết khóa học tại:

https://www.bcc.com.vn/nghe-nhan-su

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây