HR Accounting: Tính HRA như thế nào và những hạn chế (Phần 2)

Định giá trị nhân lực là đo lường sự đóng góp của nhân lực cho tổ chức. Trong báo cáo về “Human Capital and Its Measurement - Giá Trị Nhân Lực và Cách Đo Lường” của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Âu (OECD) tại Hội nghị thế giới lần thứ 3 của OECD được tổ chức tại Busan - Korea vào tháng 10/2009, có đưa ra ba cách tiếp cận đo lường giá trị nhân lực: Tiếp cận dựa trên kết quả (Output-Based Approach); Tiếp cận dựa trên chi phí (Cost-Based Approach); và Tiếp cận dựa trên thu nhập (Income-Based Approach).Định giá trị nhân lực là đo lường sự đóng góp của nhân lực cho tổ chức. Trong báo cáo về “Human Capital and Its Measurement - Giá Trị Nhân Lực và Cách Đo Lường” của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Âu (OECD) tại Hội nghị thế giới lần thứ 3 của OECD được tổ chức tại Busan - Korea vào tháng 10/2009, có đưa ra ba cách tiếp cận đo lường giá trị nhân lực: Tiếp cận dựa trên kết quả (Output-Based Approach); Tiếp cận dựa trên chi phí (Cost-Based Approach); và Tiếp cận dựa trên thu nhập (Income-Based Approach).

Trong khuôn khổ bài viết này, xin được đề cập đến cách tiếp cận định giá trị nhân lực dựa trên kết quả (Output-Based Approach) do tính phổ cập và dễ áp dụng của nó.

 

Kết quả hoạt động năm 2015 của cửa hàng như sau:

- Doanh thu (Revenue) đạt được: 7,000,000,000 VNĐ

- Tổng chi phí đầu tư cho Trưởng cửa hàng (Costs for Human capital): 240,510,000 VNĐ.

- Tổng chi phí hoạt động (Operating Expense) của cửa hàng bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí

nhân lực, thuê cửa hàng, chi phí điện nước, khấu hao, chi phí quản lý, văn phòng là: 5,500,000,000 VNĐ.

- Lợi nhuận gộp của cửa hàng là 1,500,000,000 VNĐ

Câu hỏi đặt ra là giá trị đóng góp của Trưởng cửa hàng này vào lợi nhuận gộp của cửa hàng là bao nhiêu?

 

Như vậy, cứ đầu tư 1 VNĐ cho Trưởng cửa hàng này thì công ty thu về 5.2 VNĐ lợi nhuận gộp hay, nói một cách khác, khi Trưởng cửa hàng này nhận 1 VNĐ từ công ty (dưới hình thức bằng tiền hay không bằng tiền) thì người này đóng góp 5.2 VNĐ lợi nhuận gộp cho công ty.

Vậy, Tỷ lệ Thu hồi Vốn đầu tư từ Giá trị Nhân lực (ROI on Human capital) của Cửa hàng trưởng là 1:5.2

Đến đây, một vấn đề đặt ra là tỷ lệ 1:5.2 cao hay thấp?

Theo Giáo sư Karling Lee (Tiến sĩ Quản trị Nguồn Nhân Lực), tỷ lệ tiêu chuẩn tối thiểu có thể tham khảo cho nhân lực khối kinh doanh là 1:5. Tỷ lệ đóng góp vào lợi nhuận gộp càng cao thì giá trị nhân lực càng lớn và không có giới hạn tối đa. Như trong ví dụ trên thì giá trị đóng góp của Trưởng cửa hàng này đạt tiêu chuẩn tối thiểu và công ty có thể tiếp tục đầu tư cho người này để nâng cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư từ giá trị nhân lực (ROI on Human Capital).

Công thức tính tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư từ giá trị nhân lực dựa trên doanh số và chi phí áp dụng được cho nhân lực trực tiếp kinh doanh và có KPI là doanh số. Đối với lực lượng nhân lực cung cấp dịch vụ trong nội bộ như hành chánh, nhân sự, bảo vệ …, thì việc xác định tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư từ giá trị nhân lực theo cách tiếp cận dựa trên kết quả sẽ trở nên phức tạp vì thiếu dữ liệu tài chính và chưa có tỷ lệ tiêu chuẩn để tham khảo. Phương pháp tính tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư từ giá trị nhân lực (ROI on Human Capital) phù hợp hơn cho khối chức năng dịch vụ nội bộ này sẽ là cách tiếp cận dựa trên chi phí và sẽ được đề cập trong một chuyên đề khác.

Bài viết như là một gợi ý và người viết mong nhận được nhiều ý kiến, phương pháp tính hay chia sẻ kinh nghiệp về đề tài này từ các nhà quản trị, hướng đến việc quản trị nguồn vốn nhân lực hiệu quả và khoa học hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây