Niềm tin là một yếu tố quan trọng trong sự trải nghiệm của nhân viên và vượt lên trên “khoảnh khắc sự thật” sẽ giúp cho Doanh nghiệp bền vững và trường tồn.
“Khoản khắc sự thật” (Moments of Truth – MOT) được định nghĩa trong cuốn sách “The Employee Experience” – Tracy Maylett (Tạm dịch: Sự trải nghiệm của nhân viên); chính là thời điểm mà một sự việc nào đó xãy ra vô tình thách thức tính xác thực của những lời cam kết trong hợp đồng, giữa người lao động và Doanh nghiệp.
Moments of Truth – MOT
Trong khoảnh khắc của sự thật, bản hợp đồng mà người lao động và Doanh nghiệp đã đặt bút ký được đặt lên bàn cân. Trước khi MOT xuất hiện, bất kỳ bản hợp đồng nào với những cam kết giữa hai bên về mọi mặt hiện chỉ có tính lý thuyết và chưa được kiếm chứng. Nhưng khi MOT xuất hiện, những cam kết trong hợp động sẽ hiện rõ. Người lao động sẽ nhanh chóng hiểu ra được Doanh nghiệp hay người giám sát của họ có giữ những lời hứa của mình hay không. Đồng thời, họ cũng sẽ nhận ra được cách mà các nhà lãnh đạo nhìn nhận vấn đề, sự cố xãy ra với những con người trong tổ chức. Nó có khiến họ hài lòng hay đây là một hồi chuông cảnh tỉnh, điều này phục thuộc vào thái độ ứng xử, quan điểm của những nhà quản lý Doanh nghiệp.
Theo quan điểm của người lao động, họ không quan tâm hiệu ứng của MOT mang lại là tiêu cực hay tích cực, miễn là nó đúng như mong đợi của họ.
“Khoảnh khắc sự thật” không đâu khác chính là điểm giao giữa sự hoài nghi và tin tưởng. Khi sự việc được giải quyết đúng đắn thì lòng tin sẽ càng được cũng cố và người nhân viên sẽ gắn kết hơn với tổ chức, cống hiến hết mình cho Doanh nghiệp.
Một khi lòng tin của nhân viên được cũng cố sẽ dẫn đến những trải nghiệm của họ tại Doanh nghiệp phát triển theo hướng tích cực. Rồi chính những người nhân viên ấy sẽ là hình ảnh đại diện quảng bá cho Doanh nghiệp.
Chìa khóa nằm ở NIỀM TIN
Để người lao động tập trung tối đa vào công việc, thì người quản lý cần phải tránh để cho nhân viên của mình bị thách thức về niềm tin.
Tác nhân gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân viên chính là: tin đồn trong môi trường làm việc; thái độ vô tâm khi giải quyết tranh chấp; sự thiếu minh bạch trong côngviệc; nhân viên cảm thấy bị bỏ rơi,…
Từ từ người lao đồng sẽ cảm thấy thất vọng, họ có cảm giác như mình đang bị các ông chủ thao túng, bị lợi dụng. Họ sẽ có cảm giác bất an. Luôn có tâm lý đề phòng, hoài nghi trong mọi chính sách mà Doanh nghiệp đưa ra. Khi niềm tin của nhân viên ở mức thấp, mọi sự cố xãy ra giữa người lao động và Doanh nghiệp sẽ bị đón nhận với một thái độ khắc nghiệt hơn. Doanh nghiệp sẽ mất đi sự cảm thông từ chính nhân viên viên của mình.
Đây sẽ là những tác hại mà bản thân mỗi Doanh nghiệp không hề muốn có. Để phòng tránh điều này, Doanh nghiệp cần đề cao yếu tố truyền thông nội bộ để dập tắt những tin đồn trong môi trường làm việc. Khi có những sự cố xãy ra cần phải giải quyết trên nguyên tắc tung thủ hợp đồng lao động, tuân thủ luật pháp, quy định của Doanh nghiệp. Như vậy, người lao động cảm thấy được bảo vệ, cảm thấy Doanh nghiệp vẫn giữ những cam kết của mình. Từ đó tạo ra được một môi trường làm việc “sạch” cho Doanh nghiệp của mình.