[LIVESTREAM] GIẢI MÃ BÍ ẨN HR COACH

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, mơ hồ, bất ổn và phức tạp. Không ai biết được liệu ngày mai sẽ có gì thay đổi - VUCA World.

Thực tế cho thấy không thể lường trước được bất cứ biến cố nào sẽ xảy đến, tự bản thân đặt ra cho mình câu hỏi “Tại thời điểm này, chúng ta đang phải đối mặt với điều gì nhiều nhất mỗi ngày?”

Coach. Dương Bá Hải đã chia sẻ đến quý vị tham dự livestream một vấn đề bất cứ ai cũng sẽ gặp trong cuộc sống và công việc là STRESS

Theo nghiên cứu của Stress Statistics vào năm 2021 con số thống kê cho thấy:

  • 83% nhân viên nhà máy bị stress 
  • 50% bị ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • 77% bị ảnh hưởng lên cơ thể
  • 73% ảnh hưởng đến tinh thần
  • 49% bị thay đổi hành vi trở nên tiêu cực.

Trước thực trạng đó, Coach. Dương Bá Hải đã đặt ra câu hỏi “Liệu chúng ta có cảm thấy ổn với cuộc sống của mình không? Cuộc đời của chúng ta có thật sự cân bằng không?”

Trước nhiều sự thay đổi trong cuộc sống và công việc, “Work - Life - Balance” việc cân bằng cả hai rất quan trọng để tránh dẫn đến stress, ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể và tinh thần luôn mang năng lượng tiêu cực. 

Tuy nhiên, cân bằng cả hai luôn không dễ dàng, nói vui xã hội hiện tại có “đặc sản là stress”. Coach. Dương Bá Hải cũng đưa ra một công cụ để chúng ta có thể lắng nghe những “nhu cầu thiết thực nhất” của bản thân, công cụ là gọi là COACHING.

 

 1. Coaching là gì?

“Coaching “khai vấn” là sự hợp tác giữa Coach & khách hàng trong một quá trình làm việc chung với nhau một cách sáng tạo & thúc đẩy suy nghĩ, tạo động lực giúp khách hàng tối đa những tiềm năng cá nhân, làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.” - Theo ICF 

Xuất phát đầu tiên của Coaching bắt nguồn từ thể thao cách đây nửa thế kỷ. Đến những năm 90, Coaching được hình thành tại Mỹ. Vào năm 1945, Liên Đoàn Coaching Quốc Tế - ICF được thành lập. Từ đó, Coaching được lan tỏa đến khắp các nước Châu Âu trở thành một làn sóng hiện đại và được đón nhận đông đảo.

Coach. Dương Bá Hải chia sẻ rằng đối với thị trường Châu Á, Coaching tiếp cận khá trễ so với các nước phương Tây, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước đầu tiên Coaching tiếp cận tại thị trường phương Đông. Đến nay, Coaching đã tiếp cận được đón nhận tại Singapore, Malaysia và đối với Việt Nam, Coaching được tiếp cận trễ hơn 1 - 2 năm.

Vào khoảng 2012 - 2013, Coaching đã có cơ hội tiếp cận Việt Nam tuy nhiên tại thời điểm đó không được đón nhận nhiều. Từ năm 2018, Coaching trở lại thị trường Việt Nam và trở nên bùng nổ. 

Coaching bùng nổ mạnh mẽ đặc biệt là đối với Nhân Sự, bởi phần đông nhận ra giá trị của Coaching, sự hiệu quả của việc áp dụng Coaching để khám phá bản thân rất dễ dàng.

 

2. Coaching trong thực tế diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, Coaching tiếp nhận một cá nhân đã có hoặc chưa có mục tiêu và họ chưa biết làm sao để thực hiện được mục tiêu. Thì Coaching tiếp cận với mục đích lấp đầy lỗ hổng giữa việc “mục tiêu và cách để đạt được mục tiêu”. 

Ví dụ: Anh B muốn phát triển bản thân để đạt được hiệu quả và thành tích cao hơn trong đời sống và công việc nhưng anh ta không thể vượt ra khỏi được vùng an toàn (Comfort Zone). Lúc này, Coaching tiếp cận để giúp anh B thoát khỏi vùng an toàn để đến vùng học tập (Learning Zone) mở rộng tiềm năng để trở nên phát triển hơn. Từ thiếu động lực, thiếu sáng tạo đến tự tin, có động lực để phấn đấu thực hiện mục tiêu.

 

(Thoát ra khỏi vùng An toàn để đến vùng Học tập)

 

3. Coaching trong doanh nghiệp

Coaching trong doanh nghiệp, khi một người nhân viên cảm thấy công việc của bản thân quá khó khăn, quá nhiều trắc trở khiến họ mất động lực không thể cố gắng để thực hiện công việc và bỏ cuộc, thì Coaching giúp họ mở rộng góc nhìn và nhìn rõ vấn đề giúp họ có động lực, sáng tạo hơn trong suy nghĩ để họ có nhiều phương pháp để thực hiện khắc phục khó khăn.

Khi nào có thể áp dụng được Coaching?

- Khi nhân viên nhận nhiệm vụ mới hoặc một nhiệm vụ thử thách.

- Khi nhân viên bị mất động lực.

- Khi năng suất lao động của nhân viên giảm.

- Khi nhân viên gặp mâu thuẫn trong mối quan hệ công việc.

- Khi nhân viên có lộ trình phát triển nghề nghiệp. 

 

(Những trường hợp có thể áp dụng Coaching)

 

Thông thường quá trình Coaching diễn ra theo hình thức 1 - 1, theo nhóm nhỏ từ 3 - 4 người, có thể diễn ra trực tuyến. Tuy nhiên các phiên Coaching không nên quá 60 phút/phiên.

 

(Phiên Coaching diễn ra như thế nào?)

 

 4. Coaching - Training - Consulting - Mentoring - Therapy

Coaching, Training, Consulting và Mentoring đều là những phương pháp doanh nghiệp thường sử dụng để phát triển bộ máy nhân sự. Tuy những thuật ngữ này rất phổ biến nhưng lại thường hay nhầm lẫn với nhau. 

Coaching (Khai vấn), Training (Đào tạo), Consulting (Tư vấn), Mentoring (Cố vấn) và Therapy (Trị liệu) là 5 phương pháp này hoàn toàn khác biệt.

4.1. Coaching (Khai vấn): 

Coaching là phương pháp 1-1, mối quan hệ này là đối tác - đối tác (Coach - Coachee). Coaching tập trung vào con người, Coach là người dẫn dắt, đặt câu hỏi và khơi gợi vấn đề để Coachee đưa ra đáp án cho vấn đề mình đang gặp phải và mục đích cuối cùng của Coach là tạo ra được kết quả nhất định.

4.2. Training (Đào tạo):

Khác với Coach, Training tập trung vào việc trao đổi kiến thức, thay đổi hành vi và nâng cao năng lực, kỹ năng. Mối quan hệ trong Training là Thầy - Học viên và thầy là người đóng vai trò cung cấp kiến thức cần cho học viên.

4.3. Consulting (Tư vấn):

Khác biệt hẳn với Coaching và Training, Consulting thuộc về tư vấn giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn cho doanh nghiệp, đối tượng ở đây là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm

4.4. Mentoring (Cố vấn):

Mối quan hệ trong Mentoring có phần gần gũi hơn (Thầy/Sư phụ - Học trò) Mentor (người cố vấn) yêu cầu có nhiều kinh nghiệm để đưa ra lời khuyên, định hướng phù hợp. Mentoring tập trung vào định hướng nghề nghiệp hơn là cung cấp kiến thức hay kỹ năng. Mục tiêu cuối cùng của Mentoring là hỗ trợ tạo ra kết quả nhất định.

4.5. Therapy (Trị liệu):

Therapy là liệu pháp trị liệu dành cho những người gặp chấn thương về tâm lý, thông thường những chấn thương đấy ở quá khứ và gây ra cho họ vết thương lớn trong tâm lý. Mục tiêu hướng đến của Therapy là thông qua hành vi hiện tại để tháo gỡ  và chữa lành vết thương trong quá khứ. 

 

5.5. Bộ kỹ năng trong Coaching

Coaching cung cấp bộ kỹ năng gồm có:

+ Xây dựng niềm tin

+ Lắng nghe thấu cảm

+ Đặt câu hỏi

+ Phản hồi hiệu quả

+ Khả năng tự nhận thức

+ Tạo động lực

+ Tự quản

+ Đặt mục tiêu 

 

Bộ kỹ năng này không chỉ góp phần để người Coach giúp người khác đạt được mục tiêu mà còn giúp người học Coach có được những khả năng tự nhận thức bản thân, tự tạo động lực, tự quản lý bản thân và khả năng đặt mục tiêu rõ ràng. 

 

Hiểu và nắm được lợi ích to lớn đó, BCC mang đến Khóa học HR COACH. Với mục tiêu giúp đội ngũ Nhân Sự xây dựng tự nhận thức, niềm tin cho chính bản thân nhân viên.

Thông tin chi tiết:
+ Khai giảng: 26/08 (các tối thứ 3 và thứ 5 hằng tuần)
+ Số buổi học: 8 buổi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây