NÊN KIỂM SOÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KHÔNG?

Phương pháp làm việc tại văn phòng 8 tiếng/ngày đã không còn phù hợp với thực trạng hiện tại. Không chỉ trở nên cổ hũ, phương pháp này còn hạn chế năng suất của nhân viên và họ chỉ làm việc với tiêu chí "làm cho xong công việc" điều này làm mất sự kết nối giữa nhân viên và doanh nghiệp cũng như hạn chế sự sáng tạo của nhân viên.

Ở các nước như Mỹ, Đức, Pháp,… đã có những cơ chế quản lý nhân sự đặc biệt. Ví dụ như người nhân viên không còn bắt buộc phải đến công ty vào 8h00 sáng mỗi ngày và tan ca lúc 17h00, họ đến công ty với một giờ giấc linh hoạt có thể họ chỉ phải lên công ty 2 hoặc 3 tiếng một ngày hoặc thậm chí họ có thể làm việc tại nhà nếu muốn. 

Tại trụ sở hai “gã khổng lồ” là FacebookGoogle, có hệ thống không gian làm việc mở nơi nhân viên được làm việc một cách thoải mái, tự do chứ không phải bị gò ép trong 4 bức tường. Không gian làm việc được bố trí rộng rãi và thoải mái tạo cho nhân viên có cảm giác như đang làm việc tại nhà.

 

1. Những con số biết nói

Trong cuộc nghiên cứu của hai chuyên gia Alex Bryson - Giáo sư Khoa học định lượng Xã hội thuộc ĐH College London và nhà kinh tế George MacKerron từ ĐH Sussex (Anh).

Họ đã phát triển ra MAPPINESS - một ứng dụng trên smartphone cho phép người dùng lưu lại cảm giác và lịch trình của mình. Nhờ vậy, các chuyên gia có thể biết được cảm xúc của người dùng ngay tức thì.

Cụ thể hơn, ứng dụng đã thu thập dữ liệu từ hơn 1 triệu người. Những người sử dụng app sẽ được yêu cầu thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ, gồm những câu hỏi đơn giản như: cảm xúc hiện tại, tình trạng độc thân, phương tiện di chuyển... và cuối cùng là hành động đang làm ngay thời điểm đó.

Kết quả đưa ra việc phải ở văn phòng làm việc được đánh giá là yếu tố "gây chán" nhất dù công việc đó kiếm ra tiền.

Điều này khiến chúng ta đặt ra một câu hỏi: “Liệu việc quy định nhân viên phải có mặt liên tục tại văn phòng với thời gian cụ thể có đem lại lợi ích cho Doanh nghiệp?”.

Quay trở lại với hai “gã khổng lồ” công nghệ của chúng ta với những quy định có phần khác biệt thì làm sao họ có thể kiểm soát và quản lý năng suất lao động của nhân viên? Như vậy có làm các nhân viên của họ bị lười?

 

bang-khao-sat-nhan-vien

(Khảo sát nhân viên cho thấy việc làm văn phòng đang được đánh giá là "gây chán")

 

2. Sự thay đổi và phát triển trong tư duy của Quản trị Nhân sự

Đây có thể là một bài toán khó có lời giải đối với các Doanh Nghiệp còn khá non trẻ cũng như chưa có sự chú trọng trong công tác quản trị nhân sự tại Việt Nam. 

Đối với sự phát triển lâu đời và không ngừng đổi mới của Quản trị Nhân sự, tại các nước phát triển họ luôn có cho mình những hệ thống quản trị, đo lường kết quả, năng suất công việc một cách cụ thể, chính xác, minh bạch, công khai. 

Chính vì điều đó mà yếu tố áp đặt thời gian, địa điểm làm việc của nhân viên đã không còn quá quan trọng.

Như kết quả chúng ta đã thấy, Google và Facebook được mệnh danh là thiên đường cho những ai muốn cống hiến sức lực cho họ. 

Theo báo cáo tài chính quý IV/2020, lợi nhuận của Alphabet (công ty mẹ của Google) doanh thu đạt gần 57 tỷ USD, tăng so với mức 46 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. 

Facebook đã báo cáo doanh thu quý IV/2020 tăng lên, trong đó tổng doanh thu của Facebook là 28 tỷ USD trong ba tháng cuối năm 2020, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2019.

Đến thời điểm hiện tại có một điều chắc chắn, Google và Facebook đang giàu lên từng ngày. Nếu đội ngũ nhân viên của họ làm việc không hiệu quả thì khẳng định những con số này không bao giờ có. 

Điều này cho thấy rằng họ đang tận dụng lợi thế của khoa học kỹ thuật nhờ vào điểm mạnh của mình là những công ty công nghệ, song song đó họ tận dụng vô cùng tốt nguồn vốn con người trong tay. 

 

doanh-thu-GG-FB-trong-nam-2020

(Doanh thu của Google và Facebook trong năm 2020 tiếp tục tăng)

 

3. Cốt lõi nằm ở sự trân trọng con người

Tại các doanh nghiệp tương tự như Google hay Facebook, họ chú trọng vào việc tìm ra cách tạo điều kiện cho nhân viên của mình phát huy hết tiềm năng. Xu hướng hiện tại của các doanh nghiệp không còn gò ép và bó buộc nhân viên trong một khuôn khổ thời gian hay không gian nhất định như ngày xưa là phải ngồi vào bàn giấy 8 tiếng để hoàn thành công việc được giao.

Phương pháp kiểm soát ấy đã không còn hiệu quả khi nhu cầu đời sống và tinh thần của nhân viên phát triển. 

Các Doanh nghiệp đã có sự thay đổi trong tư duy và góc nhìn, họ đề cao và ưu tiên giá trị của nhân sự lên hàng đầu, tôn trọng nhân viên, xem nhân viên chính là một phần không thể thiếu.

Từ đó thúc đẩy các Doanh nghiệp đi đến quyết định tạo ra một cơ chế hoàn toàn linh hoạt nhằm phục vụ cho lợi ích nhân viên của mình. Đó cũng là đang tạo ra lợi ích cho chính Doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp ngoại” luôn cố gắng thúc đẩy sự sáng tạo cho nhân viên của mình, vì chỉ khi người nhân viên được thỏa sức thể hiện bản thân họ mới có thể làm ra những sản phẩm vượt trội, đạt được những thành tích tuyệt vời.

Không phủ nhận xu hướng “Robot hóa” tại các quốc gia phát triển, nhưng để tạo được những Robot ưu việt ấy luôn cần có bộ óc của những con người siêu việt. 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây